​​​​​
Đề án tổ chức Hội nghị Khoa học, Công nghệ toàn quốc Ngành Đo đạc và Bản đồ năm 2018 (16/04/2018)
Cỡ chữ
Ngay từ khi tái thành lập năm 2002, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ mới trong công tác đo đạc và bản đồ. Trong giai đoạn này, công nghệ đo GPS, công nghệ ảnh số và công nghệ GIS đã được nghiên cứu và áp dụng vào thực tế sản xuất tại Việt Nam. Các dự án lớn như xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:10.000 kèm mô hình số độ cao phù trùm cả nước và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 cho khu vực đô thị và kinh tế phát triển đã được thực hiện trên nền các công nghệ hiện đại trên

I. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT

Ngay từ khi tái thành lập năm 2002, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ mới trong công tác đo đạc và bản đồ. Trong giai đoạn này, công nghệ đo GPS, công nghệ ảnh số và công nghệ GIS đã được nghiên cứu và áp dụng vào thực tế sản xuất tại Việt Nam. Các dự án lớn như xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:10.000 kèm mô hình số độ cao phù trùm cả nước và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 cho khu vực đô thị và kinh tế phát triển đã được thực hiện trên nền các công nghệ hiện đại trên. Việc xây dựng hệ thống lưới các trạm quan trắc GPS liên tục (Continuously Operating Reference Station - CORS) đã được khởi động và bắt đầu triển khai thực hiện. Bên cạch các dự án trên, nhiều nhiệm vụ trọng điểm đã được thực hiện để đạt được các mục tiêu trong Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 33/2008/QĐ-TTG. Đến nay, Cục đang xem xét, nghiên cứu để xây dựng Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đến năm 2030. Do đó, việc đánh giá lại các kết quả, thành tựu nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn trước là cần thiết làm cơ sở để xây dựng các chương trình mục tiêu tiếp theo.

Năm 2019, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam sẽ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành đo đạc và bản đồ (1959-2019), kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Cục  Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam. Cùng năm này, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế các nhà đo đạc thế giới (FIG Working Week 2019). Để tham dự sự kiện này, Việt Nam cần chuẩn bị các báo cáo khoa học, công nghệ tiêu biểu nhằm giới thiệu và trao đổi với các chuyên gia quốc tế.

Xuất phát từ các yêu cầu trên, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, Hội Trắc địa - Bản đồ - Viễn thám Việt Nam và các đơn vị liên quan thấy rằng cần tổ chức Hội nghị Khoa học, Công nghệ toàn quốc ngành đo đạc và bản đồ năm 2018 (sau đây được viết tắt là Hội nghị Khoa học) để tổng kết đánh giá các thành tựu, kết quả khoa học, công nghệ, đề xuất định hướng cho công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ trong thời gian tới phục vụ xây dựng Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đến năm 2030, lựa chọn các báo cáo tiêu biểu của Việt Nam trình bày tại "FIG Working Week 2019" và chảo mừng kỷ niệm 60 năm thành lập ngành đo đạc và bản đồ.

Căn cứ vào đề xuất trên, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đã tổ chức cuộc họp vào ngày 04 tháng 7 năm 2017. Cuộc họp có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam; Hội Trắc địa – Bản đồ - Viễn thám Việt Nam; các Vụ chức năng của Bộ; Cục Viễn thám quốc gia; Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ; Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường; Tổng cục Quản lý đất đai. Kết thúc cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa giao Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị Khoa học Công nghệ toàn quốc ngành đo đạc và bản đồ vào năm 2018.

Căn cứ kết luận cuộc họp tại Thông báo số 139/TB-BTNMT ngày 16 tháng 8 năm 2017, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam xây dựng Đề án tổ chức Hội nghị Khoa học trình Bộ xem xét, phê duyệt.

II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM TỔ CHỨC

1. Mục tiêu

- Tổng kết đánh giá các thành tựu, hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong giai đoạn 2002 – 2018. Đề xuất định hướng cho công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ cho ngành đo đạc bản đồ trong thời gian tới phục vụ xây dựng Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đến năm 2030;

- Tạo diễn đàn để các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý hoạt động đo đạc, bản đồ, viễn thám, quản lý đất đai trên toàn quốc và các ngành có liên quan báo cáo thành tựu, kết quả nghiên cứu khoa học của ngành đo đạc và bản đồ toàn quốc trong giai đoạn 2002 – 2018;

  • Lựa chọn các báo cáo tiêu biểu của Việt Nam trình bày tại "FIG Working Week 2019".

2. Phương châm

Tổ chức Hội nghị Khoa học Công nghệ toàn quốc ngành đo đạc và bản đồ theo phương châm tiết kiệm, chất lượng và hiệu quả.

III. ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

  1. Cơ quan chủ trì tổ chức: Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam
  2. Các cơ quan tham gia phối hợp:

- Tổng cục Quản lý đất đai;

- Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam;

- Tổng cục Địa chất khoáng sản Việt Nam;

- Hội Trắc địa – Bản đồ – Viễn thám Việt Nam;

- Vụ Khoa học và Công nghệ;

- Cục Viễn thám quốc gia;

- Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên và môi trường;

- Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ;

- Cục Bản đồ Bộ Tổng tham mưu;

- Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam;

- Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường miền Nam;

- Công ty TNHHMTV Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam;

- Trường Đại học Mỏ địa chất;

- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội;

- Trường Đại học Khoa học và Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

IV. THÀNH PHẦN THAM GIA

Các tổ chức, cơ quan Bộ, ngành và các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý hoạt động đo đạc, bản đồ viễn thám và các ngành có liên quan đến hoạt động đo đạc, bản đồ viễn thám trên cả nước. Dự kiến có khoảng 500 đại biểu tham dự Hội nghị khoa học này.

V. NỘI DUNG HỘI NGHỊ

Nội dung Hội nghị được sắp xếp theo chủ đề của các Ủy ban kỹ thuật thuộc FIG.

  1. Phiên toàn thể, bao gồm các nội dung sau:

+  Bài phát biểu khai mạc của Lãnh đạo Bộ;

+  Bài phát biểu của Lãnh đạo Cục báo cáo về các thành tựu đạt được của ngành đo đạc và bản đồ trong thời gian qua và những thách thức đối với sự phát triển của ngành trong thời gian tới;

+ Thảo luận các định hướng phát triển ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam, các vấn đề liên quan đến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế.

  1. Báo cáo chuyên đề chia thành 5 nhóm chuyên đề, gồm:

+ Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý;

+ Trắc địa;

+ Bản đồ;

+ Đo ảnh và viễn thám;

+ Đo đạc và bản đồ chuyên ngành.

  1. Triển lãm thành tựu, kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ

Để chương trình Hội nghị phong phú, Hội nghị sẽ bố trí các gian triển lãm bên lề phòng họp giới thiệu các thành tựu, kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ nổi bật của ngành đo đạc và bản đồ trong thời gian qua.

VI.  THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM       

- Địa điểm: Hà Nội.

Với chương trình và nội dung như trên, Hội nghị bao gồm những phòng họp như sau: 01 phòng lớn có sức chứa 500 khách cho phiên họp toàn thể và 04 phòng họp nhỏ có sức chứa 100 khách cho các họp nhóm chuyên đề. Ngoài ra, không gian dọc hành lang của phòng họp lớn sẽ dành cho triển lãm và các sự kiện bên lề.

- Thời gian: 01 ngày trong tháng 8 năm 2018.

VII. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

STT

Nội dung công việc

Thời gian hoàn thành

1

Xây dựng, trình Bộ và phê duyệt Đề án Tổ chức Hội nghị Khoa học. Quyết định thành lập Ban Tổ chức

Tháng 9 năm 2017

2

Ban Tổ chức họp lần 1 để thống nhất, phân công công việc

Tháng 10 năm 2017

3

Thành lập các Tiểu ban

Tháng 11 năm 2017

4

Ban Tổ chức lập trang web, gửi công văn đề nghị các cơ quan, tổ chức, nhà khoa học và các chuyên gia viết báo cáo khoa học

Tháng 12 năm 2017

5

Tiểu ban Khánh tiết lựa chọn địa điểm, làm hợp đồng thuê địa điểm họp

Tháng 3 năm 2017

6

Tiểu ban nội dung lựa chọn các báo cáo tiêu biểu, biên soạn, in ấn tài liệu phục vụ Hội nghị

Tháng 5, 6, 7 năm 2018

7

Ban Tổ chức họp lần 2 nghe các Tiểu ban báo cáo hoạt động

Tháng 5 năm 2018

8

Tiểu ban khánh tiết gửi giấy mời và tổng hợp danh sách khách mời.

Tháng 6 năm 2018

9

Ban Tổ chức họp lần 3 chỉ đạo việc tổ chức Hội nghị khoa học

Tháng 7 năm 2018

10

Tiểu ban khánh kiểm tra lần cuối các điều kiện cho Hội nghị, tiếp đón đại biểu.

Tháng 8 năm 2018

VIII. KINH PHÍ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ

Kinh phí cho việc tổ chức Hội nghị, hội thảo gồm:

Chi thuê địa điểm tổ chức, phục vụ Hội thảo, biên soạn, in ấn tài liệu...

Tổng kinh phí dự kiến: 547.860.000 đồng (Năm trăm bốn mươi bảy  triệu tám trăm sáu mươi ngàn đồng chẵn) được chi từ nguồn kinh phí Khoa học Công nghệ năm 2018 của Bộ (Dự toán kinh phí tổ chức Hội nghị tại Phụ lục 1 kèm theo)

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Thành lập Ban Tổ chức và các Tiểu ban

1.1 Ban Tổ chức

TT

Thành phần

Chức danh

1

Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam

Trưởng ban

2

Phó cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam

Phó Trưởng ban thường trực

3

Đại diện Hội Trắc địa, Bản đồ, Viễn thám Việt Nam

Phó Trưởng ban

4

Đại diện Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ

Phó Trưởng ban

5

Đại diện Cục Bản đồ Bộ Tổng tham mưu

Phó Trưởng ban

6

Đại diện Cục Viễn thám quốc gia

Thành viên

7

Đại diện Tổng cục Quản lý đất đai

Thành viên

8

Đại diện Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Thành viên

9

Đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ

Thành viên

10

Đại diện Tổng cục Địa chất khoáng sản Việt Nam

Thành viên

11

Đại diện Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam

Thành viên

12

Đại diện Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên và môi trường

Thành viên

13

Đại diện Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường miền Nam

Thành viên

14

Đại diện Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

Thành viên

15

Đại diện Trường Đại học Mỏ địa chất

Thành viên

16

Đại diện Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Thành viên

17

Đại diện Trường Đại học Khoa học và Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Thành viên

18

Lãnh đạo phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế; Văn phòng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam

Thành viên

    1. Tiểu ban

* Tiểu ban khánh tiết

TT

Thành phần

Chức danh

1

Phó Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam

Trưởng ban

2

Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế;

Phó Trưởng ban

3

Hội Trắc địa, Bản đồ, Viễn thám Việt Nam

Thành viên

4

Văn phòng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam

Thành viên

5

Các đơn vị trực thuộc Cục

Thành viên

* Tiểu ban nội dung

TT

Thành phần

Chức danh

1

Lãnh đạo Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam

Trưởng ban

2

Đại diện Hội Trắc địa, Bản đồ, Viễn thám Việt Nam

Phó Trưởng ban

3

Đại diện Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ

Phó Trưởng ban

4

Đại diện Cục Viễn thám quốc gia

Phó Trưởng ban

5

Đại diện Cục Bản đồ Bộ Tổng tham mưu

Phó Trưởng ban

6

Đại diện Tổng cục Quản lý đất đai

Phó Trưởng ban

7

Đại diện Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Phó Trưởng ban

8

Đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ

Phó Trưởng ban

9

Đại diện Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam

Thành viên

10

Lãnh đạo phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế

Thành viên

11

Đại diện Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Thành viên

12

Đại diện Cục Bản đồ Bộ Tổng tham mưu

Thành viên

13

Đại diện Trường Đại học Mỏ địa chất

Thành viên

14

Đại diện Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam

Thành viên

15

Đại diện Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

Thành viên

16

Đại diện Trường Đại học Khoa học và Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Thành viên

2. Nhiệm vụ của Ban Tổ chức Hội nghị

- Xây dựng chương trình, nội dung Hội nghị;

- Xem xét danh sách các đại biểu tham dự;

- Phân công nhiệm vụ cho các Tiểu ban.

3. Nhiệm vụ của các Tiểu ban

- Tiểu ban khánh tiết:

+ Thông báo, mời các đại biểu tham dự, tổng hợp danh sách khách mời;

+ Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất tổ chức thành công Hội nghị;

+ Đảm bảo công tác đón tiếp, hướng dẫn, phát tài liệu cho các đại biểu tham gia Hội nghị.

  • Tiểu ban nội dung:

+ Chủ trì tuyển chọn các bài báo cáo khoa học cho Hội nghị; chuẩn bị bài phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị;

+ Biên soạn tài liệu, in ấn tài liệu;

+ Phân công chủ trì các Nhóm báo cáo chuyên đề.

X. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Việc tổ chức Hội nghị Khoa học công nghệ toàn quốc ngành đo đạc và bản đồ năm 2018 là cần thiết để các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý hoạt động đo đạc, bản đồ, viễn thám, quản lý đất đai trên toàn quốc và các ngành có liên quan báo cáo thành tựu, kết quả nghiên cứu khoa học của ngành đo đạc và bản đồ toàn quốc trong thời gian qua. Đồng thời, Hội nghị Khoa học nhằm hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam (1959-2019), Ngày truyền thống ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam sẽ là dịp để tổng kết đánh giá các thành tựu của ngành đo đạc và bản đồ trong giai đoạn vừa qua và đề xuất định hướng cho công tác đo đạc và bản đồ trong thời gian tới phục vụ xây dựng Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đến năm 2030. Bên cạnh đó, Hội nghị khoa học sẽ lựa chọn các báo cáo tiêu biểu của Việt Nam trình bày tại "FIG Working Week 2019".

Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam kính đề nghị Bộ xem xét, phê duyệt Đề án và thành lập Ban tổ chức để Cục có cơ sở triển khai thực hiện.

Nguyễn Đại Đồng dosm