​​​​​
Mời các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý các đơn vị tham gia gửi báo cáo khoa học Hội nghị Khoa học, Công nghệ toàn quốc Ngành Đo đạc và Bản đồ năm 2018 (16/04/2018)
Cỡ chữ
Ngành Đo đạc và Bản đồ sẽ tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập vào năm 2019. Trong quá trình hình thành và phát triển, các công nghệ tiên tiến như công nghệ đo cao, công nghệ đo trọng lực, công nghệ viễn thám, công nghệ ảnh số, công nghệ LIDAR, công nghệ đo bản đồ địa hình đáy biển, công nghệ GIS và hạ tầng dữ liệu không gian địa lý… đã được nghiên cứu và áp dụng vào thực tế sản xuất tại Việt Nam, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Ngành Đo đạc và Bản đồ sẽ tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập vào năm 2019. Trong quá trình hình thành và phát triển, các công nghệ tiên tiến như công nghệ đo cao, công nghệ đo trọng lực, công nghệ viễn thám, công nghệ ảnh số, công nghệ LIDAR, công nghệ đo bản đồ địa hình đáy biển, công nghệ GIS và hạ tầng dữ liệu không gian địa lý… đã được nghiên cứu và áp dụng vào thực tế sản xuất tại Việt Nam, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế xã hội,  đảm bảo an ninh quốc phòng. Năm 2019, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế các nhà đo đạc thế giới (FIG Working Week 2019). Để tham dự sự kiện này, Việt Nam cần chuẩn bị các báo cáo khoa học tiêu biểu nhằm giới thiệu và trao đổi với các chuyên gia quốc tế. Xuất phát từ các yêu cầu trên, được sự cho phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam phối hợp cùng Hội Trắc địa -  Bản đồ - Viễn Thám Việt Nam và các đơn vị liên quan, tổ chức Hội nghị Khoa học, Công nghệ toàn quốc Ngành Đo đạc và Bản đồ năm 2018 để tổng kết đánh giá các thành tựu, kết quả khoa học, công nghệ, đề xuất định hướng cho công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ trong thời gian tới phục vụ xây dựng Chiến lược phát triển Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đến năm 2030, lựa chọn các báo cáo tiêu biểu của Việt Nam trình bày tại "FIG Working Week 2019" và hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Ngành Đo đạc và Bản đồ. Hội nghị dự kiến tổ chức trong 1 ngày trong tháng 8 năm 2018. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam trân trọng kính mời các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý các đơn vị tham gia gửi báo cáo khoa học với các nội dung trọng tâm sau: Các thành tựu nổi bật trong công tác nghiên cứu khoa học trong thời gian gần đây của ngành đo đạc và bản đồ. Các công nghệ mới đang được áp dụng trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ. Các đề xuất, định hướng cho Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đến năm 2030. Chương trình dự kiến của Hội nghị gồm 2 phần, Phiên toàn thể và 05 nhóm thảo luận chuyên đề như sau: Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý; Trắc địa; Bản đồ; Đo ảnh và viễn thám; Đo đạc và bản đồ chuyên ngành. Các thông tin chi tiết về Hội nghị được đăng tải tại cổng thông tin điện tử Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam (www.dosm.gov.vn). Yêu cầu và thể lệ gửi báo cáo khoa học: Báo cáo khoa học là những kết quả nghiên cứu chưa được công bố ở xuất bản phẩm nào; Báo cáo khoa học soạn thảo bằng vi tính, dài không quá 10 trang (theo mẫu gửi kèm); Kết cấu báo cáo khoa học bao gồm: (i) Tên báo cáo, (ii) Họ và tên tác giả cùng học hàm, học vị, tên cơ quan, (iii) Tóm tắt nội dung bằng tiếng Việt không quá 300 từ, (vi) Nội dung chính, (v) Tài liệu tham khảo, (vi) Bản dịch sang tiếng Anh (tên bài báo, tên tác giả, cơ quan công tác và phần tóm tắt nội dung), điện thoại và email liên lạc; Báo cáo khoa học gửi về hòm thư hoinghiKHCN2018@gmail.com. Chi tiết xin liên hệ ông Nguyễn Đại Đồng, Trưởng phòng Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, điện thoại: 0912774475; Các báo cáo khoa học sẽ được in trong Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị, đồng thời Ban tổ chức sẽ lựa chọn 50 báo cáo khoa học tiêu biểu trình bày tại Hội nghị và được lựa chọn để tham dự Hội nghị quốc tế các nhà đo đạc thế giới “FIG Working Week 2019”. Thời gian nhận báo cáo khoa học: trước ngày 01/6/2018. Ban tổ chức Hội nghị rất mong nhận được sự tham gia của Quý đơn vị, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý./. Mẫu báo cáo khoa học Tên báo cáo: Font Times New Romans đậm, cỡ chữ 18 Họ và tên tác giả cùng học hàm học vị:  Font Times New Romans đậm, cỡ chữ 13 Cơ quan công tác: Font Times New Romans nghiêng, cỡ chữ 13 Tóm tắt tiếng Việt: Font Times New Romans nghiêng, cỡ chữ 12, không quá 300 từ 1. Phần giới thiệu  Font chữ Times New Romans, cỡ chữ 13  Phần chữ trong nội dung nên để Font chữ Times New Roman, Cỡ chữ 13, viết thường, cách nhau giữa các dòng để 1.0, khổ giấy A4, căn lề trái 3.0 cm, lề phải 2.0, lề trên và lề dưới 2.0. 2. Nội dung nghiên cứu Phần này trình bày các dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, theo hướng dẫn:  Hình thức công thức Công thức nên biên tập bằng Equation trong MS Word 2013 trở lên. Nếu là biến thì để chữ nghiêng, ký hiệu ma trận để đậm, thẳng. Đối với những công thức nằm trong đoạn văn bản để chế độ inline. Cuối công thức phải có dấu “.”  Hoặc dấu “’,” tùy theo cách chấm câu ở đâu.  Bảng biểu và hình vẽ Hình vẽ phải rõ ràng, tiêu đề của hình vẽ được đặt phía dưới, để in nghiêng, căn dòng vào giữa, font chữ Times New Romans, cỡ chữ 13. Nên sử dụng Caption để làm tiêu đề hình vẽ. Tiêu đề của bảng đặt phía trên, căn dòng vào giữa, font chữ Times New Romans, cỡ chữ 13. Nên sử dụng Caption để làm tiêu đề Bảng biểu 3. Kết quả nghiên cứu 4. Kết luận và kiến nghị Kết luận ngắn gọn, chỉ đưa vào kết luận những kết quả đã được tác giả minh chứng trong nội dung của bài báo. Tài liệu tham khảo [1] Trần Thị Băng Tâm, 2006. Giáo trình Hệ thống  thông tin địa lý. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. [2] Phan Văn Hiến, 2012. Cơ sở trắc địa công trình. Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. 5. Tóm tắt tiếng Anh Tên báo cáo bằng tiếng Anh Font Times New Romans đậm, cỡ chữ 16. Tóm tắt báo cáo bằng tiếng Anh tương ứng với tóm tắt báo cáo bằng tiếng Việt, Font Times New Romans nghiêng, cỡ chữ 12. 6. Địa chỉ liên lạc Tên, điện thoại, email liên lạc của tác giả.
Nguyễn Đại Đồng dosm