Chương trình Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ đẩy mạnh ứng dụng kết quả điều tra, đo đạc bản đồ vào thực tế, mã số TNMT.07/16-20 được thiết lập và triển khai thực hiện trong giai đoạn 2016-2020.
Mục tiêu của Chương trình là đề xuất luận cứ khoa học cho việc xây dựng mô hình CSDL (CSDL) Quasigeoid quốc gia trên đất liền và trên biển, trên cơ sở các phương pháp xử lý tích hợp dữ liệu trọng lực, GNSS, mô hình trọng trường trái đất EGM, thủy chuẩn và mô hình số độ cao; đồng thời hình thành mô hình và khung kỹ thuật trong xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian Quốc gia (NSDI - National Spatial Data Infrastructure); đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong đo đạc bản đồ, xây dựng và khai thác CSDL nền thông tin địa lý phục vụ đa ngành.
05 nội dung nghiên cứu chính tập trung vào: 1. Nghiên cứu xác định các tiêu chuẩn dữ liệu, yêu cầu thuật toán, phương pháp xử lý đồng bộ số liệu: trọng lực, GNSS, thủy chuẩn, mô hình trọng trường trái đất EGM, mô hình số độ cao trong xây dựng CSDL Quasigeoid quốc gia trên đất liền. 2. Nghiên cứu xác định các tiêu chuẩn dữ liệu, yêu cầu thuật toán, phương pháp xử lý đồng bộ số liệu: trọng lực, GNSS, mô hình trọng trường trái đất EGM, mô hình MDT quốc gia, trong xây dựng CSDL Quasigeoid quốc gia trên biển. 3. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ định vị vệ tinh GNSS - CORS và công nghệ Lidar, ảnh số nâng cao độ chính xác mô hình số độ cao, phát triển các dịch vụ cung cấp tín hiệu định vị vệ tinh phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. 4. Nghiên cứu, đẩy mạnh khai thác CSDL địa lý trong giám sát các thành phần tài nguyên và môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH và phục vụ phát triển kinh tế xã hội các ngành, lĩnh vực, địa phương. 5. Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia, bao gồm nghiên cứu về khung thể chế, chính sách; các chuẩn của hạ tầng dữ liệu không gian; phương pháp, quy trình thu nhận, xử lý, tích hợp dữ liệu; công nghệ trong xây dựng và phát triển ứng dụng NSDI, CSDL địa lý phù hợp điều kiện Việt Nam.
Đối với các đề tài có sản phẩm về cơ chế chính sách
Đề tài mã số TNMT.2016.07.04, kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ này là cơ sở phục vụ xây dựng Nghị định và các quy định về chia sẻ, sử dụng chung dữ liệu đo đạc bản đồ khoa học, phù hợp với thực tế để đáp ứng các yêu cầu quản lí nhà nước, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động đo đạc và bản đồ góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý trong lĩnh vực đo đạc bản đồ phù hợp với tình hình mới và yêu cầu của Luật Đo đạc và Bản đồ; Đề tài mã số TNMT.2017.07.06, Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, đã được Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 2 năm 2020 góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý trong lĩnh vực đo đạc bản đồ phù hợp với tình hình mới và yêu cầu của Luật Đo đạc và Bản đồ; Đề tài mã số TNMT.2019.07.01, Dự thảo khung hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ giai đoạn 2020 – 2025 góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý trong lĩnh vực đo đạc bản đồ phù hợp với tình hình mới và yêu cầu của Luật Đo đạc và Bản đồ; Đề tài mã số TNMT.2018.07.04, Dự thảo về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm tỷ lệ 1:200 đến 1:5000 bằng côngnghệ Georadar, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý trong lĩnh vực đo đạc bản đồ phù hợp với tình hình mới và yêu cầu của Luật Đo đạc và Bản đồ.
Đối với các đề tài có sản phẩm về máy móc thiết bị
Đề tài mã số TNMT.2017.07.05, đưa ra 01 Máy quét địa hình mặt đất TC (The Terrestrial Camera) có chức năng Quét và thành lập được bản đồ địa hình độ chính xác cao, hệ thống máy quét gọn nhẹ; Đề tài mã số TNMT.2018.07.06, đề xuất thiết bị đo tiếng ồn và Module truyền, nhận dữ liệu tại trung tâm xử lý. Thiết bị này có thể thu nhận tiếng ồn ở dải tần số 30hz-8kHz, truyền dẫn dữ liệu tiếng ồn và GPS qua mạng viễn thông về trung tâm quan trắc; Đề tài mã số TNMT.2020.07.02, đưa ra Thiết bị định vị SQV2-GNSS (độ chính xác của SQV2-GNSS dự kiến đạt được với các thiết bị tương tự của các hãng nước ngoài như Trimble R8 và NAVISTAR của Việt Nam) và phần mềm.
Đối với các đề tài có sản phẩm là quy trình công nghệ
Các sản phẩm đạt được như phương pháp và quy trình công nghệ bình sai mạng lưới độ cao hạng I, II quốc gia theo các hiệu địa thế dựa trên mặt geoid cục bộ Hòn Dấu; Xây dựng hoàn chỉnh phần mềm VNAOLG–VIGAC (Vertical Network Adjustment based On Local Geoid) phần mềm gồm 05 modul: Modul hiệu chỉnh các giá trị dị thường trọng lực do ảnh hưởng của khối lượng vật chất khí quyển; Modul xác định các giá trị dị thường trong lực Faye ở khu vực rừng núi Việt nam theo phương pháp Nagy D; Modul xác định dị thường trọng lực RTM dựa trên các giá trị dị thường trong không khí tự do ở các vùng đồng bằng, trung du và các giá trị dị thường trọng lực Faye ở khu vực rừng núi; Modul xác định mô hình xu thế (trend) cho mỗi vùng đặc trưng với khả năng kiểm tra, tìm kiếm các giá trị dị thường trọng lực có chứa sai số thô; Modul xác định vectơ trên cơ sở giải hiệu quả hệ phương trình chuẩn không xác định dương với số bậc lớn; CSDL dị thường trọng lực trong khu vực thử nghiệm; Quy trình công nghệ, hướng dẫn sử dụng đo xác định dịch chuyển đứng mặt đất sử dụng công nghệ GPS; Quy trình ứng dụng công nghệ GIS, viễn thám và phân tích cảnh quan thành lập bản đồ phân vùng ưu tiên bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước; Bộ tiêu chí ưu tiên bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước; Bản đồ phân vùng ưu tiên bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười; Quy trình, công nghệ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn từ dữ liệu trạm tham chiếu ảo (VRS) tích hợp với thiết bị bay không người lái UAV; 04 loại bản đồ địa hình tỉ lệ: Tỉ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000; 01 Modul phần mềm truy xuất dữ liệu tích hợp IMU và thiết bị GNSS xử ly theo công nghệ trạm tham chiếu ảo (VRS) gắn trên UAV; Sơ đồ, số liệu, kết quả tính toán bình sai GPS, tăng dày khống chế ảnh….; Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 2.000, 1: 5.000; Báo cáo phân tích, đánh giá khả năng, khuyến cáo khi sử dụng trực tiếp nguyên tố định hướng ngoài của ảnh khi sử dụng trạm CORS làm điểm trạm Base; Quy trình hướng dẫn sử dụng hệ thống các trạm định vị vệ tinh cố định (trạm CORS) trong bay chụp ảnh; Dự thảo Qui định kỹ thuật công tác bay chụp khi sử dụng hệ thống trạm CORS; Báo cáo đề xuất Điều chỉnh nội dung và cấu trúc CSDL nền địa lý 1:10.000 và 1:50.000 phục vụ dẫn xuất tự động; Qui trình dẫn xuất CSDL nền địa lý và bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000 và 1:50.000 từ CSDL nền địa lý tỷ lệ 1:10.000; Dữ liệu, bản đồ thử nghiệm: CSDL 1:10.000, CSDL 1:25.000, CSDL 1:50.000, bản đồ địa hình 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000; Quy trình thành lập bản đồ tỷ lệ lớn bằng hệ thống máy chụp ảnh mặt đất TC (The Terrestrial Camera), bản đồ thử nghiệm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; Các quy định kỹ thuật, phục vụ việc xây dựng, quản lý và khai thác mạng lưới trạm định vị vệ tinh toàn cầu trên lãnh thổ Việt Nam, các biện pháp khai thác và sử dụng hiệu quả dịch vụ số liệu của hệ thống trạm định vị vệ tinh tại Việt Nam; báo cáo phân tích đánh giá chỉ tiêu chất lượng của các tín hiệu vệ tinh; Giá trị dị thường độ cao được tính bằng phương pháp Collocation trong phần mềm Gravsoft; Lý thuyết và thuật toán tính dị thường độ cao bằng phép biến đổi Hartley; Phần mềm tính dị thường độ cao bằng phép biến đổi Hartley; Thuật toán tính số hiệu chỉnh đồng hồ vệ tinh và quỹ đạo vệ tinh trên cơ sở các trạm CORS; Phần mềm tính số hiệu chỉnh đồng hồ vệ tinh và quỹ đạo vệ tinh trên cơ sở các trạm CORS; Thuật toán PPP mô phỏng RT sử dụng số hiệu chỉnh đồng hồ vệ tinh và quỹ đạo vệ tinh vừa tính được; Phần mềm PPP mô phỏng RT sử dụng số hiệu chỉnh đồng hồ vệ tinh và số hiệu chỉnh quỹ đạo vệ tinh vừa tính; Dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thiết bị bay không người lái sử dụng trong thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, dự thảo quy định kỹ thuật bay chụp và xử lý ảnh từ thiết bị bay không người lái phục vụ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000; Qui trình dẫn xuất CSDL nền địa lý tỷ lệ 1:10.000 từ CSDL nền địa lý tỷ lệ 1: 2 000 và 1: 5.000, phần mềm, dữ liệu thử nghiệm; Dự thảo quy trình công nghệ, quy định kỹ thuật đo đạc, xử lý dữ liệu GPS kết hợp mô hình Geoid hiện có truyền độ cao quốc gia; Quy trình thành lập bản đồ tỷ lệ lớn bằng hệ thống máy chụp ảnh mặt đất TC (The Terrestrial Camera), bản đồ thử nghiệm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; Xây dựng Modul theo dõi, quản lý số liệu và thiết lập tham số các trạm quan trắc tại trung tâm xử lý, Modul tự động thành lập dữ liệu tiếng ồn tại trung tâm xử lý, WebGIS cung cấp trực tuyến thông tin, dữ liệu ô nhiễm tiếng ồn, Quy trình vận hành hệ thống quan trắc và Quy trình thành lập bản đồ ô nhiễm tiếng ồn; Quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật trong xác định số hiệu chỉnh phục vụ thành lập bản đồ dị thường Bouguer tỷ lệ 1:10.000, 1:5000 bằng thiết bị đo trọng lực tuyệt đối; Các bản đồ dị thường trọng lực khu vực nghiên cứu, các số liệu đo đạc; Phương án bổ sung, cập nhật dữ liệu nhằm phục vụ bài toán xác định mô hình geoid trên vùng biển Việt Nam; Phương pháp và quy trình xây dựng mô hình geoid trên vùng biển Việt Nam; Mô hình geoid trên vùng biển điển hình của Việt Nam; Phần mềm khai thác số liệu độ cao geoid trên vùng biển Việt Nam; Bản đồ độ cao geoid trên vùng biển điển hình của Việt Nam; Báo cáo đề xuất dữ liệu địa lý nền phù hợp để tích hợp chỉ số thống kê quốc gia; Báo cáo đề xuất chỉ số thống kê quốc gia cần thiết nhằm xây dựng mô hình không gian địa lý tích hợp dữ liệu thống kê quốc gia; Các modul quản trị, đăng nhập, tích hợp, phân tích, thể hiện báo cáo dữ liệu theo chuỗi lịch sử, tương tác chéo giữa các dữ liệu thống kê;Mô hình không gian địa lý tích hợp dữ liệu thống kê quốc gia; Dự thảo Quy chế xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác dữ liệu không gian địa lý tích hợp dữ liệu thống kê quốc gia; Báo cáo kết quả thử nghiệm mô hình không gian địa lý tích hợp dữ liệu thống kê về dân số, nhà ở cho tỉnh Thanh Hóa; Quy trình đo và xử lý dữ liệu của thiết bị được chế tạo theo công nghệ trạm CORS, bản đồ thử nghiệm, Quy trình thực nghiệm, kiểm định thiết bị GNSS được chế tạo; Kết quả đánh giá biến thiên nhiệt độ và độ cao tầng đối lưu; Kết quả đánh giá biến thiên nhiệt độ và độ cao tầng đối lưu theo chuỗi thời gian (cỡ 10 năm) và theo vị trí địa lý ở Việt Nam; Phương pháp và quy trình ứng dụng khai thác dữ liệu vệ tinh GNSS kết hợp Viễn thám và GIS khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và độ cao tầng đối lưu đến tổng lượng nước mặt; Kết quả khai thác dữ liệu vệ tinh GNSS kết hợp Viễn thám và GIS khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và độ cao tầng đối lưu đến tổng lượng nước mặt tại một lưu vực sông (hoặc hồ chứa) ở Việt Nam; CSDL khai thác dữ liệu vệ tinh GNSS kết hợp Viễn thám và GIS khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và độ cao tầng đối lưu đến tổng lượng nước mặt một lưu vực sông (hoặc hồ chứa) ở Việt Nam; CSDL tổng lượng điện tử tự do (TEC), lượng hơi nước tích tụ (PWV) từ dữ liệu GNSS trên lãnh thổ Việt Nam; Phần mềm tính tổng lượng điện tử tự do (TEC), lượng hơi nước tích tụ (PWV) từ dữ liệu GNSS; Quy trình công nghệtính tổng lượng điện tử tự do (TEC), lượng hơi nước tích tụ (PWV) từ dữ liệu GNSS.
CTTĐT